Fansub
Fansub (viết tắt của Fan-subtitled) là một bản copy của một bộ phim hay một chương trình ti vi nước ngoài đã được những người hâm mộ (fan) đặt phụ đề bằng ngôn ngữ của họ. Fansub được dùng chủ yếu để chỉ những đoạn phim anime đã được chuyển ngữ bởi những fan và được lan truyền rộng rãi giữa các fan.
Fansub khởi nguồn từ sự bùng nổ của ngành sản xuất anime vào thập niên 1980 ở Nhật Bản.
Chỉ một số ít anime được mua bản quyền để phân phối ra nước ngoài. Điều
này đã khiến những fan của anime không thể tiếp cận với những anime
mới. Một số fan, thường là những người có ít kiến thức về tiếng Nhật,
đã bắt đầu sản xuất những bản phụ đề không chuyên nghiệp của những
chương trình anime mới; do vậy, họ có thể chia sẽ với những fan như họ
nhưng không hiểu tiếng Nhật.
Vào những ngày đầu của việc làm fansub, phương tiện phân phối là những băng VHS.
Loại băng này khét tiếng với chất lượng xấu, ngốn nhiều thời gian và
tiền của để sản xuất, và rất khó tìm. Chỉ một số lượng giới hạn những
bản copy được tạo nên, sau đó được gửi bằng bưu điện
hay phân phối đến những câu lạc bộ anime trong vùng. Các fan có thể mua
những bản fansub ở cái giá phải chăng nhất, hoặc là liên hệ đến những
câu lạc bộ để được ghi lại trên băng trắng của họ.
Tất cả đều thay đổi với sự xuất hiện của việc làm fansub kĩ thuật số (digital fansubbing). Cùng với Internet tốc độ cao lan rộng, desktop video editing và DVDpreview
chất lượng thấp trở thành một công việc dễ dàng, tiết kiệm và nhanh
chóng để tạo nên một sản phẩm chất lượng cao và có khả năng cao thay
thế một bản DVD sao chép chất lượng không tốt lắm, dù một số nhóm vẫn
phát hành những fansub chất lượng HD.
ripping, quá trình sản xuất truyền thống đã bị lãng quên hoàn toàn bởi
digital fansubbing (digisubbing), và việc phân phối điện tử là kết quả
của digisubbing. Điều này đã cho phép fansubbing chuyển mình từ một
công việc chậm chạp và tẻ nhạt để tạo nên những bản
Tuy nhiên, phần lớn những fansub đều được mă hóa (encoded) thấp hơn
chất lượng DVD. Ngay cả những fansub dựa trên DVD Nhật rip cũng có chất
lượng thấp hơn. Nguyên nhân chính là ở dung lượng tập tin(file) : 175 MB,
233 MB, và 350MB được xem là dung lượng "chuẩn" cho một tập tin Fansub,
vì chúng được chia cho chẩng với 700MB, dung lượng của một CD-R
đặc trưng. Kể từ sự xuất hiện của DVD,file với dung lượng 172Mb và
344Mb cũng được áp dụng, cho phép 13 hay 26 tập phim (một phần)có thể
chứa vừa trong một DVD.Những DVD thường có dung lượng lớn hơn một gigabyteMPEG-4 so sánh với MPEG-2 dùng bởi những DVD,sự khác biệt về chất lượng trở nên giảm chú ý hơn thay vào đó là dung lượng file nhỏ hơn. khiến chúng có chất lượng rất cao. Tuy vậy, hầu hết những digisub ngày nay sử dụng dạng nén
Fansub ngày nay đạt đến một chất lượng và một sư tiếp cận miễn phí
đến mức có một sự khích lệ nâng cấp lên thành một bản copy hợp pháp
khiến một tiêu dề(anime) bản quyền nội địa có thể bị giảm bớt nghiêm
trọng. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây bởi Yale Economic Review
đã chứng minh rằng những người mà tải phim ảnh cũng không ít mua phim
ảnh hơn những người không có tải, sư kết luận này được liệt vào một câu
hỏi hết sức nghiêm túc(1). Những bất ổn kinh tế ở US và Nhật cũng khiến
khó mà đo lường những hậu quả chính xác của những digisub trên ngành
công nghiệp thương mại.
Một số người trong cộng đồng anime tranh cãi rằng digisubbing đã bóp
méo truyền thống fansub ban đầu, và biến một công việc đáng được tôn
trọng thành không gì hơn một sự in lậu cho một thứ giải trí rẻ tiền, và
cho rằng nó cũng chỉ như những anime của thương nghiệp Zero day warez.
Một vài fansub còn xuất hiện cả trên những trang warez- Chủ yếu cũng
bởi những thương nhân warez cũng là người hâm mộ anime, dẫn đến sự
trùng hợp của hai nhóm, như sách báo khiêu dâm và anime cùng xuất hiện
trên một vài trang web. Một số khác biện hộ rằng fansubbing mang lại
lợi ích rõ ràng cho cộng đồng anime cũng như cho ngành công nghiệp
anime của Nhật và nội địa, họ chỉ ra rằng một vài ví dụ cũ khi những
fansub giúp những công ty Nhật kiếm được sự quảng cáo và tiền bạc( đọc
bên dưới để biết thêm chi tiết về sự nghiên cứu này).
Những fansub sơ khai hay fansub "truyền thống" được sản xuất bằng
những thiết bị soạn thảo video tương tự( analog). Trước tiên, một bản
copy của nguồn nguyên liệu nguyên bản,gọi là bản "thô", được đạt được.
Nguồn thô chủ yếu là đĩa laze thương mại. Tuy nhiên, một băng VHS
thương mại hay thậm chí việc tự ghi lại cũng có thể sử dụng, vì vậy mà
tạo ra những sản phẩm có chất lượng thấp hơn. Một bản dịch được làm
khớp với đoạn đối thoại của bản video thô. Bản dịch sau đó được canh
giờ. Canh thời gian(timing)là công đoạn chỉ định "giờ bắt đầu"(Synch-Point)
và "giờ kết thúc" cho mỗi dòng của việc đặt phụ đề; điều này quyết định
một phụ đề sẽ hiện trên màng hình bao lâu. Timing một bản phim thường
được làm kết hợp với phần mền máy tính được thiết kế đặc biệt cho mục
đích này. Người làm timing sẽ xem bản video nguồn rồi chỉ định sự xuất
hiện, thay đổi, và gỡ bỏ chữ phụ đề bằng một máy tính. Hai chương trình
phổ biến nhất dùng cho công đoạn này là JACOsub(trên Commodore Amiga) và Substation Alpha (trên MS Windows).
Một khi kịch bản đã chuẩn bị và canh giờ, bước tiếp theo là sản xuất
một hay nhiều bản chủ(master). Một master là một bản copy chất lượng
cao của một fansub hoàn chỉnh mà từ đó những bản copy để phân phối có
thể được làm. Fansubber sẽ quay lại bản video thô thông qua một công cụ
máy tính với một genlockSVHS
để đạt được chất lượng tốt nhất, dù vậy một vài fansubber buộc phải
dùng băng VHS ít đắc đỏ hơn. Một khi đã hoàn thành, bản master copy sau
đó sẽ được chuyển đến cho một người phân phối.
để phát ra phụ đề và sau đó chồng chúng lên tín hiệu của bản thô. Phần
cứng được chọn là một máy tính cá nhân Amiga vì hầu hết những genlock
chuyên nghiệp đều mắc cực kì. Sản phẩm cuối cùng sau đó được dem thu
lại. Bản Master thường được ghi lại vô băng
Những người phân phối fansub(người phân phát video đến các fan)
thường cách biệt với các fansubber, những người dịch và sản xuất những
bản master. Bởi vì hầu hết thành viên trong cộng đồng fansub không muốn
kiếm lời từ hoạt động của họ, những fansub thường không "bán". Một cách
đặc thù, một fan muốn những bản copy của một chương trình nào đó sẽ gửi
băng VHS trắng đến một người phân phối fansub, cùng với giá cả phải
chăng nhất cho phí vận chuyển. Người phân phối sau đó sẽ ghi lại những
bản copy vô băng trắng của "khách hàng", và gửi chúng lại. Một cách
khác, một nhà phân phối fansub có thể bán những bản copy, nhưng ở một
cái giá rất thấp bằng chính chi phí của băng trắng và vận chuyển.
Kiểu fansubbing này ngốn khá là đắc cho những fansubber và nhà phân
phối. Bản thô thường được mua với giá cao; gần như những đĩa anime(hay
băng) trị giá hơn 50 đô, và có thể trị giá hơn 100 đô. Nó sẽ không có
gì bất thường nếu một đĩa $50 chỉ chứa một đoạn video 30 phút. Để có
được những bản thô chất lượng cho một series có độ dài vừa phải cũng
tốn hơn 1000 đô. Cũng như, một vài nhóm fansub thuê một dịch giả chuyên
nghiệp để có được một bản dịch. Sau đó, những công cụ video đắc đỏ được
đòi hỏi: máy chạy đĩa laze, PC, genlock, và bàn thu lại để sản xuất
những bản master, kết quả là hai hay nhiều hơn bàn video cần để sản
xuất những bản copy để phân phát. Phần cứng video chuyên nghiệp như máy
quay đĩa, máy ghi lại, và bàn điều chỉnh cũng mắc cực kỳ; có thể đến
hàng ngàn đô một cách dễ dàng.
Chất lượng của những video của fansub truyền thống không tốt. Giá cả
công cụ đắc đỏ buộc hầu hết những nhóm fansub phải sử dụng loại công cụ
điên tử tiêu thụ rẻ tiền nhưng kém chất lượng. Ngay cả khi nguồn LD
chất lượng cao và phần cứng đẳng cấp chuyên nghiệp có thể được dùng đi
nữa, thì fansub cuối cùng cũng chỉ tốt nhất ở bản copy cấp thứ ba. thực
tế, hầu hết fansub trong sự lưu hành là những bản copy cấp thứ tư hay
năm, và không được tạo nên bằng công cụ chuyên nghiệp. Vì vậy,trong
thực tế chất lượng thường rất tệ mặc dù sự bản địa hóa thuc sự và dịch
thuật gần như ở cấp độ chuyên nghiệp hơn những fansub hiện đại Fansub hiện đại hầu như được sản xuất trên máy tính. Bản thô vẫn
được đòi hỏi, nhưng không như những fansubber phụ thuộc vào những dĩa
laze, hầu hết nguồn thô đều đến thẳng từ việc thu lại từ TV Nhật
Bản,thứ mà phổ biến rộng rãi thông qua những chương trình peer-to-peer
của Nhật như Winny hay Share.Đối
với những chương trình cũ hơn không có trên DVD, một số fansubber tiên
tiến sử dụng những máy tính được trang bị với những phần cứng thu video
tinh xảo để lấy được những bản copy kĩ thuật số của những media tương
tự cũ hơn(đĩa laze hay băng) để làm việc. Cùng với High-definition televisions(Truyền hình độ phân giải cao), Những fansub đã hoàn toàn cách mạng hóa.
Một khi đoạn video ở trên máy tính, nó có thể được soạn thảo và đặt
phụ đề mà chất lượng không bị giảm hay chỉ giảm ít nhất, so sánh với
chu kì thu-phát lại đòi hỏi trong việc làm fansub truyền thống. Tuy
nhiên, phần lớn những định dạng mă hóa dùng cũng gây mất ít nhiều chất
lượng so với sự truyền hình nguyên bản hay DVD. Một máy tính không đắt
tiền cũng có thể thực hiện tất cả các thao tác cần thiết mà không cần
những thiết bị rắc rối và đắt tiền như editing deck và genlock.
Dịch thuật thường được thực hiện riêng lẻ bằng cách lắng nghe bản
ghi lại. Trong khi những bản phát hành thương mại thường có được những
bản thảo kịch bản thì những fansubber chỉ dịch bằng cách nghe bằng tai.
Điều này thỉnh thoảng dẫn đến những lỗi hay những tên được phát âm
không rõ. Phổ biến nhất là những chương trình sử dụng những tên phương
tây. Do sự phát âm và sự tối nghĩa của tiếng Nhật trong những kí tự
Katkana, Những tên như Alice có thể nghe và đánh vần như "Arisu"-dẫn
đến bất cứ chọn lựa nào của việc phát âm Alice. Điều này khiến những
nhóm fansub khác nhau sử dụng những cách dánh vần khác nhau. Một ví dụ
khá nổi tiếng là Winry Rockbell của Fullmetal Alchemist, cô có thể được
đánh viết cả Winry và Winly bởi những nhóm khác nhau vì sự tương đương
giữa alveolar approximant và alveolar lateral approximant trong tiếng Nhật.
Một giải pháp để sử dụng những file thô tiếng Nhật cho việc dịch âm
thanh là dùng những video đã được đặt phụ đè bằng tiếng Trung Quốc. Trung Quốc (cả đại lục và Trung Hoa Dân Quốc)
đều có những fansub riêng của họ phát hành trên internet. Một vài
fansubber được biết đến là dịch ra tiếng Anh từ những bản tiếng Trung
đã được dịch từ bản gốc tiếng Nhật. Tuy vậy, điều này vốn dĩ giảm đi sự
chính xác của việc dịch thuật vì nó trải qua hai lần dịch. Một ví dụ
gần đây của một anime được đặt phụ đề hoàn toàn dựa vào những bản
fansub tiếng Trung là My Otome; Doremi, một trong những nhóm làm viêc
với anime này, sử dụng hai người nói tiếng Trung bản ngữ cho dự án đó.
Sau khi việc dịch thuật đã hoàn tất, những phụ đề được viết và canh
giờ (timing), sau đó thường được kiểm tra lỗi (Quality control - QC).
Hiện có nhiều phương pháp làm fansub được sử dụng.
Phụ đề"cứng" ("hard" subtitle), hay hard sub, được mã hóa vào cảnh phim, và vì thế không có tùy chọn. Phụ đề "mềm" ("soft"
subtitle), hay soft sub, là những phụ đề đồng bộ với đoạn đối thoại
nhưng không mã hóa vào cảnh phim mà lưu trữ trong cùng file phim. Vào cuối những năm 90 va đầu những năm 2000,những fansub dạng điện
tử chủ yếu được phân phối như những băng VHS: bằng cách gửi bưu điện
những đĩa CD-R. Rất nhiều fan không có internet tốc độ cao và không thể
tải những file lớn. Rất nhiều fansub điện tử ban đầu được tạo nên từ
những fansub VHS. Như trong trường hợp của Sailor Moon, fansub chính trong sư phân phối ngày nay là dựa trên những fansub VHS đã được sản xuất gần như một thập niên về trước.
Năm 2006, hầu hết fansub được phân phối chủ yếu thông qua BitTorrent và những kênh IRC.
Những website tin tức anime cung cấp thông tin về sự phát hành fansub.
Do sự phát triển của việc phân phối không chủ yếu dựa vào CD-R và
DVD-R, những tiêu chuẩn dung lượng file trở nên ít áp dụng hơn.
Một loại giải mã (codec)để chiếu lại video và âm thanh thích hợp cần
phải được cài vô máy tính để có thể chiếu lại thực sự. Thêm vào đó, rất
nhiều file video sử dụng những định dạng container đa phương tiện đặc
biệt,như là OGM và Matroska.
Những loại giải mã đặc biệt được dòi hỏi cho những dịnh đạng này. Một
lợi ích chính của việc sử dụng những container Ogg và Matroska là có
thể tạo được một file có những tính năng DVD như là có thể có nhiều âm
thanh(thứ tiêng), nhiều phụ đề, và chapter support.
Bởi vì những sự mã hóa khác nhau trong sự chọn lựa codec(DivX, Xvid, H.264) và những định dạng(AVI, OGM, MKV, MP4), một số nhóm đã tạo những gói codec có hầu hết những dạng mã hóa đó. Một gói codec ví dụ là Combined Community Codec Pack. Nhóm Dyn-anime là nhóm đầu tiên phát triển mạnh về Fansub tiếng Việt. Ngoài ra cũng có một số các Fansub khác như BTT, Hikari Fansub, MF, Ranka...
Các nhóm trên chủ yếu làm hardsub.
Vào khoảng một hai năm trở lại đây thì ngoài các nhóm Fansub tiếng Việt cho Anime, còn có các nhóm Fansub tiếng Việt cho Drama, hoặc các SP-Drama (những phim truyền hình ngắn được chiếu vào những dịp đặc biệt nào đó ở Nhật Bản), Talk show, MV như JPN, Janken, Kisszone Subbing Group, HMP, A4S, DogBones...
Một số nhóm khác gọi là Subbing Team thuộc các diễn đàn lập nên như DST, KFC, KST... cũng Sub cho các Drama, SP-Drama của Nhật Bản.
Các nhóm trên chủ yếu làm hardsub.
Fansub tiếng Việt chỉ được xem như khởi đầu so với cộng đồng Fansub
toàn châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ. "Fansub" là một từ còn khá mới mẻ với
cộng đồng fan Anime, Drama Nhật Bản ở Việt Nam. Và nó vẫn chưa định
hình được một thể thức hoạt động chung cho cái gọi là "cộng đồng
Fansub":
- Fansubs Việt Nam còn khá non trẻ và cách thức hoạt động vẫn đang còn chưa rõ ràng.
- Vẫn chưa có những trang Web đủ khả năng tập hợp các nhóm Fansub Việt Nam (tương tự như d-addicts)
- Chính sự rãi rác giữa các nhóm Fansub đã làm cho Fansubs Việt Nam
chưa có những bước tiến mạnh để khẳng định sự tồn tại và phát triển của
mình. Ngoài ra các nhóm Fansub tiếng Việt còn gặp rất nhiều khó khăn
trong việc chủ động nguồn RAW (video chưa có phụ đề), Japanese
translator(người dịch trực tiếp tiếng Nhật). Nguồn RAW chủ yếu vẫn là
từ trang web d-addicts với Drama, và mạng P2P
như Emule, IRC của nước ngoài. Các bản dịch của Fansub Việt Nam đôi khi
còn thiếu chính xác so với ngôn ngữ mà nhân vật thể hiện trong video
bởi vì đa số các Fansubbed Video (video đã được sub) đều được dịch lại
từ phụ đề tiếng Anh, Trung...
Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của các nhóm Fansub tiếng Việt và
ngày càng có nhiều nhóm mới ra đời chắc chắn sẽ thúc đẩy một cuộc cách
mạng để hình thành nên Cộng đồng Fansub tiếng Việt.
Những Fansubber có một truyền thống giữ mình trong một qui chế đạo
đức chung và không thường nhìn thấy bản thân họ như những kẻ in lậu(2).
Những điểm chính:
- Fansub được làm bởi Fan, cho Fan, và không dành cho những mục đích
thương mại. Vì vậy, Fansub không bao giờ được bán vì lợi nhuận. Fansub
hoặc là đem cho hoặc là bán với đúng giá dùng để sản xuất nên( Thường
là giá của băng cassette trắng cộng chi phí vận chuyển.).Rất nhiều
fansub chứa những dòng phụ đề "Fansub miễn phí: không để bán hay cho
thuê" thường xuất hiện bất chợt xuyên suốt đoạn video, để ngăn chặn
những kẻ bán lậu(bootlegger) không vi phạm luật lệ này.
- Hầu hết những fansubber chỉ làm việc với những anime vẫn chưa mua
bản quyền và pháp hành trong nội địa nước họ. Nếu một công ty nội địa
mua bản quyền một anime nào đó thì sản phẩm và sự phân phối của anime
đó sẽ ngừng lại.
- Có một sự dự tính rằng nếu một fan thích một anime, thì cô ta hay anh ta nên mua bản phát hành nội địa nếu nó phát hành.
- Nếu một chương trình đã rất dài khi nó được mua bản quyền (Bleach,
một ví dụ,đã có trên 70 ep khi nó được mua bản quyền), thì một số
fansubber sẽ vẫn tiếp tục phát hành những ep tiếp theo và ngừng ngay
những ep cũ khi chúng ra mắt ở Mỹ.
(From Wikipedia)
|