Nhật Bản
Nhật Bản (tiếng Nhật: 日本国 Nihon-koku/Nippon-koku; Hán-Việt: Nhật Bản quốc; chữ Bản 本 trong các văn bản cũ cũng được đọc là Bổn), cũng được gọi tắt là Nhật, là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 377.834 km²châu Á. Nó nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido (北海道, Bắc Hải Đạo), Honshu (本州, Bản Châu), Shikoku (四国, Tứ Quốc) và Kyushu (九州, Cửu Châu) cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh. nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa
Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa, tiêu biểu như ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản, núi Phú Sĩ. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người. Vùng Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài quận xung quanh là trung tâm thủ phủ lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống.
Nhật Bản cũng là nên kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ. Quốc gia này là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC,
Nhật Bản là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho
quốc phòng. Đây là đất nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và là nước
nhập khẩu đứng thứ 6 thế giới. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về
khoa học công nghệ. Tên "Nhật Bản" viết theo ký tự Latin (Romaji) là Nihon hoặc Nippon (đọc là "Ni-hôn" hoặc "Níp-pôn"); theo chữ Hán hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "xứ Mặt Trời mọc".
Nhật Bản còn có các mĩ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (桜 sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; "đất nước hoa cúc" (xin xem: Hoa cúc và thanh kiếm, của Ruth Benedict, nhà dân tộc học người Mỹ năm 1946) vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy
Nhật Bản hiện nay; "đất nước Mặt Trời mọc" vì Nhật Bản là quốc gia ở
vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (天照, Thái
dương thần nữ).
Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Trung Quốc từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc (倭国, nước lùn), người Nhật là Nụy nhânMinh là Nụy khấu
(倭寇, giặc lùn). Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato
được viết bằng chữ Hán 倭. Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán là 大和
(Đại Hòa) để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc. (倭人, người lùn), những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời
Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑). Cây phù tang, tức một
loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng
gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước
khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ ĐôngTây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc[4]. sang
Năm 670, năm đầu niên hiệu Hàm Hanh (670-674) nhà Đường (vua Đường Cao Tông), Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình Trung Quốc nhân dịp vừa bình định Cao Ly (Triều Tiên) và từ đó được đổi tên là Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía Nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi "Quần đảo Nhật Bản".
Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp
cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so
với mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động
đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất
cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển.
Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới.
Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương,
nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường
xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi
lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần,
diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Những cơn động đất lớn gần đây nhất
là động đất Chūetsu năm 2004 và đại động đất Hanshin năm 1995. Vì các
hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối
nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ
dưỡng.
Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam.
Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu. Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9°C - đo được vào 16 tháng 8 năm 2007.
Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa;
trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo
dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa
nặng.
Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim (temperate coniferous forest) vào mùa đông lạnh trên các phần phía Bắc các đảo. (From Wikipedia Viet Nam)
|